THANH CAO SU GIÃN NỞ CHO KHE NỐI BASF MASTERFLEX 610
MÔ TẢ
MASTERFLEX 610 là thanh cao su giãn nở, sử dụng ngay tại các khe nối cho mục đích chống thấm. Được chế tạo từ cao su tổng hợp kết hợp cao su tự nhiên và một loại polyme thủy trương đặc biệt, vật liệu sẽ trương nở thể tích để trám kín khe khi gặp nước.
ƯU ĐIỂM THANH TRƯƠNG NỞ MASTERFLEX 610
- Ngăn nước xâm thực cả khi bề rộng khe phát triển
- Các phân tử nước được giữ bởi áp suất phân tử
- Nước xâm thực không thể xuyên qua thanh do mao dẫn
- Điều chỉnh độ trương nở
- Không gây phá hoại bê-tông
- Không tạo bọt hoặc hơi khi gặp nước
- Bền vững, không tạo bọt khí dễ gây rò rỉ
ĐÓNG GÓI
MASTERFLEX 610 được đóng gói trong thùng carton có sẵn như sau:
- 20 mm x 5 mm : 10 m/ cuộn x 10 cuộn
- 20 mm x 10 mm : 15 m/ cuộn x 4 cuộn
- 20 mm x 20 mm : 8 m/ cuộn x 4 cuộn
ỨNG DỤNG THANH CAO SU GIÃN NỞ MASTERFLEX 610
MASTERFLEX 610 dùng cho tất cả các loại mạch ngừng bê-tông chịu áp lực nước, chẳng hạn như :
- Các khe tiếp giáp giữa bê-tông và đá, vữa,…
- Khe nối bê tông giữa bản đáy và tường trong đường ngầm, tầng ngầm.
- Khe nối cọc thép, cọc bê-tông, kết cấu lắp ghép,…
THÔNG SỐ KỸ THUẬT MASTERFLEX 610
- Loại Loại 2 Loại 3H
- Tỷ lệ trương nở (%) JIS K 7112 120 300
- Trọng lượng riêng JIS K 6350 1.20 1.18
- Độ cứng (HS) JIS K 6301 (A) 47 43
- Cường độ kéo (N/mm2)JIS K: 6301 6 5
- Độ co giãn (%) JIS K 6301 600 1000
THÔNG SỐ CHẤT LƯỢNG CỦA MASTERFLEX 610
Độ trương nở: MASTERFLEX 610 có tỉ lệ trương nở khi gặp các dung dịch khác nhau được mô tả theo sơ đồ dưới đây.( xem chi tiết trong tài liệu)
Tác động trương nở được thiết kế dùng toàn bộ áp suất nước để trương nở kín hết bề mặt khe nối, do đó sẽ trám kín khe ngay cả dưới áp lực nước cao.
Lưu ý:
- Tác động trương nở không làm thay đổi kết cấu đồng nhất của khối polyme
- Tác động trương nở giới hạn ở phần vật liệu tiếp xúc với nước vì vật liệu được thiết kế để không cho nước xâm thực đi xuyên qua thanh
Độ trương nở điển hình:
Loại: 3H
Kích thước: 20mm x 10mm x 20mm
Nhiệt độ: 20oC
Mặt cắt dọc Kích cỡ
Thời gian ngâm
Độ trương nở
Nước cất
Nước chứa 1% xi-măng
Nước chứa 3%muối NaCl
HƯỚNG DẪN THI CÔNG THANH TRƯƠNG NỞ MASTERFLEX 610
Chuẩn bị bề mặt
Việc chuẩn bị bề mặt tốt sẽ làm tăng hiệu quả tối đa của vật liệu. Bề mặt khe phải cứng, sạch và không còn dính vữa yếu, cạnh nhọn, dầu, nhớt hoặc các chất bẩn khác. Trám các hư hỏng trên bề mặt như lỗ tổ ong, … bằng vữa sửa chữa thích hợp (tham khảo với nhân viên BASF). Lau sạch nước đọng trên bề mặt.
Lớp lót
Quét lớp lót lên bề mặt dọc theo khe có bề rộng lớn hơn bề rộng thanh MASTERFLEX 610, sử dụng Masterflex 610 Adhesive để kết dính thanh vào bề mặt. Trên bề mặt lồi lõm, nên sử dụng Sonolastic NP1, Masterflex 611 hoặc Concresive 2525 để làm phẳng bề mặt và làm lớp kết dính cho thanh vật liệu.
Masterflex 611 dạng bơm có khả năng gia cố gấp hai lần về độ chặt không thấm nước cho những khu vực có sử dụng MASTERFLEX 610 mà không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt bê-tông do bế mặt bị mấp mô và gồ ghề. MASTERFLEX 610 có thể liên kết cơ học vào bề mặt bằng cách đóng đinh với khoảng cách 25cm.
Thi công
Gắn thanh vật liệu vào giữa bề mặt tiếp xúc. Nếu bề mặt tiếp xúc lớn (>100cm) thì nên gắn hai thanh vật liệu song song cho an toàn. Phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ mép của thanh MASTERFLEX 610 tới mép ngoài bê-tông (tham khảo bảng dưới đây) Kích cỡ Khoảng cách tối thiểu
Loại 2 20 mm x 10 mm Tối thiểu 9 cm
20 mm x 5 mm Tối thiểu 10 cm
20 mm x 10 mm Tối thiểu 10 cm
Loại 3 và
Loại 3H
20 mm x 20 mm Tối thiểu 20 cm
Lưu ý:
nếu khoảng cách tối thiểu như trên không được đảm bảo thì có thể sử dụng một lớp quét phủ nhằm làm chậm khả năng trương nở của thanh MASTERFLEX 610.
Không được nối đối đầu MASTERFLEX 610. Nên lắp hai thanh chồng mí nhau ít nhất 5cm tại đầu nối. Lắp xong phải bảo vệ kỹ vật liệu và diện tích khe khỏi bụi, cát, đá bẩn, mưa, nước và các chất lỏng khác.